Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nơi chứa đựng câu chuyện tình vượt biên giới

 20:23 03/09/2019        Lượt xem: 1816

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê nơi chứa đựng câu chuyện tình vượt biên giới
Nổi tiếng với lối kiến trúc Đông Tây kết hợp, ngôi nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê còn hấp dẫn du khách bởi câu chuyện tình vượt biên giới của một nhà văn Pháp Marguerite Duras và chàng công tử người Việt gốc Hoa giàu có Huỳnh Thủy Lê vào những năm đầu thế kỷ 20.


Mang trong mình vẻ đẹp hiếm có, nổi tiếng từ bộ phim “Người tình”, ngôi nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê đã trở thành địa điểm được nhiều du khách thập phương lui tới. Mọi thứ ở đây dường như đã bị thời gian ngưng đọng, nhuộm cả một sắc màu cổ kính, trầm mặc nhưng vẫn toát lên nét sang trọng, tinh tế. 
Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách
                          Nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê địa điểm tham quan thu hút nhiều du khách

Quay lại những năm tháng xa xưa, ngôi nhà này là nơi ở của gia đình ông Huỳnh Thuỷ Lê, người tình đầu tiên của nữ nhà văn Pháp Marguerite Duras. Mối tình này về sau được bà viết thành tiểu thuyết có tên là “Người Tình” vào năm 1984. Năm 1992, tác phẩm này được đạo diễn người Pháp Jean-Jaques Annaud chuyển thể thành phim L’Amant được công chiếu rộng rãi ở Việt Nam.
Phân đoạn trong phim Người Tình gắn liền câu chuyện tình yêu xuyên biên giới
                      Phân đoạn trong phim Người Tình gắn liền câu chuyện tình yêu xuyên biên giới

Ngôi nhà cổ này là của ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha Huỳnh Thuỷ Lê) xây dựng vào năm 1895. Ông là một thương gia người Hoa nổi tiếng giàu có khét tiếng một thời ở Sa Đéc. Lối kiến trúc ban đầu của ngôi nhà mang kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ. Ngôi nhà có diện tích rộng 258m2, gỗ quý là nguyên liệu chính của căn nhà và mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương.
Mãi cho đến năm 1917, ngôi nhà được chủ nhân trùng tu bằng gạch đặc bao lấy khung gỗ bên trong. Do vậy, bên ngoài nhìn vào căn nhà mang dáng dấp của một biệt thự kiểu Pháp nhưng khi bước chân vào bên trong bạn lại được chiêm ngưỡng một lối kiến trúc đẹp, mang đậm sắc màu của Trung Hoa.
Bên ngoài nhà cổ mang dáng dấp của biệt thự kiểu Pháp
                                  Bên ngoài nhà cổ mang dáng dấp của biệt thự kiểu Pháp
Sức mãnh liệt của ngôi nhà cổ này dường như không phải ở lối kiến trúc cổ xưa mà là sức hút của câu chuyện tình vượt biên giới đầy lãng mạn nhưng lại mang một nỗi buồn man mác. Huỳnh Thuỷ Lê gặp nhau lần đầu tại phà Mỹ Thuận vào năm 1929 đã “trúng tiếng sét ái tình” với nhà văn Pháp Marguerite Duras. Họ đã có mối tình kéo dài 18 tháng tuyệt đẹp, lãng mạn bên nhau nhưng vì văn hoá Đông - Tây, hủ tục lạc hậu, quan niệm môn đăng hộ đối đã dựng lên và ngăn cản tình cảm giữa họ. 
Ngày Marguerite Duras lên tàu trở về Pháp, từ mạn tàu nàng đã nhìn thấy thấp thoáng chiếc xe hơi sang trọng màu đen của người tình Trung Hoa lặng lẽ tiễn biệt. Không lâu sau đó, chàng vâng lời cha lấy vợ trẻ, môn đăng hộ đối. 

Nhiều năm sau, chàng có dịp cùng vợ đến Paris. Chàng gọi điện cho nàng ngỏ ý chỉ để nghe giọng nàng nói. “Rồi chàng nói với nàng rằng cũng giống như trước kia, chàng vẫn yêu thương nàng, chàng không thể ngừng yêu thương nàng cho được, không bao giờ chàng có thể ngừng yêu thương nàng, chàng yêu thương nàng cho đến chết” (trích tiểu thuyết Người Tình). 
Bằng con tim và nước mắt, nữ văn sĩ đã kể lại câu chuyện tình đầy lãng mạn tưởng chừng đã ngủ quên trong suốt thời gian qua và đã xuất bản cuốn tiểu thuyết Người Tình vào năm 1984, được dịch ra 43 thứ tiếng và nhận được giải thưởng Goncourt (giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp).
Ngôi nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê vốn không phải là nơi diễn ra cuộc tình đầy lãng mạn giữa nàng và chàng. Ngôi nhà mà hai người từng bốc cháy trong nhau toạ lạc tại chợ Lớn nay đã mất hút giữa bao nhiêu dâu bể cuộc đời. Du khách thập phương tìm tới ngôi nhà cổ mong muốn tìm về hơi thở của cuộc tình lãng mạn tuy ngắn ngủi nhưng lại mạnh mẽ và bất diệt ấy. 
Bước vào bên trong căn nhà, bạn cảm nhận nét văn hoá truyền thống Trung Hoa được hiện diện ở mọi nơi. Ngôi nhà có ba gian được ngăn cách với nhau bằng các bao lơn, thành vọng sơn son thếp vàng, chạm khắc họa tiết.
Bên trong căn nhà mang nét truyền thống Trung Hoa
                            Bên trong căn nhà mang nét truyền thống Trung Hoa

Căn nhà được thiết kế theo yếu tố phong thuỷ độc đáo “long, lân, bức (con dơi), phụng”, mà không phải là “long, lân, quy, phụng”. Gạch men với hoa văn hoá lá kiểu Pháp được nhập từ Pháp về dùng để lát ngôi nhà. Để ý một chút, nền nhà ở gian giữa bị trũng, chi tiết này được xây dựng theo ý của chủ nhà. Xét về yếu tố phong thuỷ, dụng ý này hàm ý là tiền tài chảy về chỗ trũng của ngôi nhà. 
Gạch men với hoa văn hoá lá kiểu Pháp được nhập bên ấy về
                              Gạch men với hoa văn hoá lá kiểu Pháp được nhập bên ấy về


Nội thất bên trong nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê
                                            Nội thất bên trong nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê
Những ai yêu thích sự hoài cổ, muốn sống lại thời kỳ thịnh vượng, phú quý của một gia đình sang bậc nhất ở Sa Đéc lúc bấy giờ thì ngôi nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê chắc chắn là một địa điểm lý tưởng. Rảo bước dọc hành lang, đi ngang qua từng căn phòng, ánh mắt bạn dường như không thể nào chớp được, cứ bị hút vào những món đồ cổ phủ bụi theo thời gian. 
Ngôi nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê được giới trẻ tới check-in, sống lại những năm tháng phồn vinh một thời
Ngôi nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê được giới trẻ tới check-in, sống lại những năm tháng phồn vinh một thời

Câu chuyện tình nổi tiếng của đôi tình nhân Pháp - Trung đã thôi thúc, lôi kéo biết bao du khách Tây - Ta tìm về ngôi nhà cổ này mỗi ngày tò mò các bối cảnh trong truyện và phim, để được lắng đọng sống lại những phút giây tình tứ, lãng mạn ấy. Sự đổ xô của du khách tìm vể ngôi nhà cổ Huỳnh Thuỷ Lê để rồi ai nấy cũng phát hiện lối kiến trúc cổ điển của căn nhà. Giữa khu thị tứ mua bán náo nhiệt ấy, người dân nơi đây đã quen với hình ảnh đông đảo du khách tìm đến tham quan ngôi nhà mỗi ngày. 
Xem thêm tour Miền Tây tại đây http://datchinrongtravel.com/vi/post/tour/tour-can-tho/
                                                                                                      Theo Báo Du Lịch
:              (4.9/5 : 702501 )
Tin liên quan
Tour du lịch
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây