"Chợ đã nổi từ nữa đêm về sáng
Anh thương hồ Ba Láng, Xà No"
Đầu thế kỷ 20, khi người Pháp tiến hành đào những con kênh để khai thông nội đồng, kết nối các tỉnh thành của Miền Tây, kênh xáng Xà No là một phần trong chương trình này, nó kết nối Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang và đổ ra biển tại Cà Mau, cũng từ đây những hạt gạo đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu ra thế giới. Cũng nhờ vậy những vườn cây trái cũng dễ trồng hơn và như thế người ta mang đi trao đổi mua bán và chợ nổi được hình thành.
"Chợ đã nổi từ nữa đêm về sáng" Chợ thường họp từ 5h sáng đến 8h sáng thì tan. Do tạp quán sinh hoạt của người nông dân thường dậy sớm để mang những mặt hàng nông sản, rau, củ quả từ nhà vườn mình trồng được đem ra những ngã 3, ngã 4,..., ngã 7 để trao đổi buôn bán và đến khi mặt trời lên vừa làm nóng da của vốn mặn mồi của người nông dân thì họ nhổ sào đi về để ra đồng làm việc đồng án, và như vậy phiên chợ nổi cũng kết thúc.
Tuy thời gian hợp chợ ngắn ngủi nhưng Chợ nổi chứa trong mình những nét văn hóa vô cùng độc đáo, điển hình như Chợ nổi Cái Răng của Cần Thơ. Từ tờ mờ sáng Quý khách có thể ngồi tàu du lịch khởi hành từ bến Ninh Kiều đi Chợ nổi Cái Răng, mất 30 đi chuyển trên sông nước là Quý khách dã đến Chợ nổi.
Tham khảo bảng giá tàu tham quan chợ nổi Cái Răng tại đây.
Đến đây Quý khách thấy được sự náo nhiệt cả một khúc sông gần 2km, có rất nhiều ghe thuyền neo đậu lại để trao đổi mua bán, nào là ghe bầu của những người thương hồ, nào là những chiếc ghe tam bản của những nhà vườn đem nông nông sản ra chợ để bán, nào là những chiếc xuồng ba lá của những chị bán hàng nước, bán thức ăn sáng và cuối cùng là rất nhiều tàu du lịch tham quan chợ nổi.
Nông sản được treo trên một cây sào cấm ở đầu ghe gọi là "cây bẹo", nhìn vào cây bẹo mà những người bán trên chợ nổi biết ghe đó muốn trao đổi mua bán mặt hàng gì, có những cây bẹo treo hàng chục sản phẩm nhìn thật vui mắt. Hay tình cờ có một ghe nhỏ cặp vào tàu du lịch và ngay lập tức du khách được thử ngay những loại trái cây tươi ngon mà chủ ghe bán mời bạn miễn phí. Bạn có thể trả giá nhưng đa phần người dân ở đây thật thà và chất phát. Bạn có thể mua sầu riêng thưởng thức ngay trên chợ nổi, vú sữa bơ hồng... Mùa nào trái cây ấy.
Một chục nhiều hơn mười và những câu hỏi chỉ đến chợ nổi Quý khách mới trả lời được.
Một chục là mười trái, tuy nhiên ở chợ nổi thì không vậy. Chợ nổi là chợ bán sĩ, thường nông dân họ đem nông sản ra bán nguyên ghe, chứ không bán lẻ. Trước đây khi chưa có dụng cụ để cân đo, người dân ở đây sử dụng cách đếm trái tính tiền, ví dụ mười trái dừa, mười trái xoài...Tuy nhiên do ở đây vùng đất trù phú, cây trái trĩu quả nên thường bán họ cho thêm một ít để lấy thảo và dần dà chỡ thành thông lệ, giờ đây một chục dừa là mười hai trái, một chục bắp là 16 trái...
Như trên đã trao đổi ở Chợ nổi Cái Răng người ta treo các mặt hàng nông sản lên cây bẹo để báo hiệu ghe của mình mua hoặc bán các mặt hàng như treo trên cay, tuy nhiên ở chợ nổi cũng có những cái độc đáo có những thứ treo mà không bán, bán mà không treo hoặc treo cái này bán cái kia?
Nào các bạn hãy một lần tham quan Chợ Nổi Cái Răng Cần Thơ để cảm nhận nét sinh hoạt văn hóa của người dân nơi đây, để thưởng thức các loại trái cây tươi ngon và để trả lời những câu hỏi của mình ở trên.
Tham khảo tour chợ nổi Cái Răng khởi hành hàng ngày tại đây.