07:58 07/06/2024 Lượt xem: 2058
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam tọa lạc tại chân núi sam, phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tình An Giang. Đây địa điểm hành hương nổi tiếng nhất Miền Tây. Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam nổi tiếng linh thiêng là vì cầu gì được nấy từ tình duyên, làm ăn đến gia đạo.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Nên hằng năm nơi đây thu hút hơn hàng triệu người từ khắp nơi gần xa đến tham quan, cúng viếng, đặc biệt vào những ngày Vía bà hàng năm hay mỗi dịp Tết đến, Xuân về.
Lễ, Hội Vía Bà
Nói về nguồn gốc lịch sử của Miếu Bà có từ khi nào đến nay vẫn là điều bí ẩn tuy nhiên có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Tượng Bà Chúa Xứ Trong Chính Điện
Truyện xưa kể lại rằng: Những năm 1820 – 1825, Quân Xiêm thường sang nước ta quấy nhiễu, cướp bóc. Mỗi khi giặc đến, người dân quanh vùng lại phải bồng bế nhau chốn chạy lên núi lánh nạn. Có lần quân giặc đuổi theo lên đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Chúng hì hục cậy ra, lấy dây buộc lại dùng đòn khiêng xuống núi để mang về xứ. Nhưng khi bọn chúng mới khiêng đi được một đoạn đường ngắn, lạ thay tượng Bà bỗng dưng nặng trĩu không thể nào nhấc lên được nữa. Khi đó, một tên trong bọn tức giận đập vào cốt tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay tức khắc hắn bị Bà trừng phạt.
Bệ Tượng Bà Trên Đỉnh Núi Sam
Thời gian sau, Bà thường hiện về xưng là Bà Chúa Xứ, dạy dân làng khiêng xuống núi lập miếu thờ cúng. Bà sẽ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành. Thấy vậy, dân làng họp nhau lên núi khiêng tượng về thờ cúng. Nhưng lạ thay, dù mấy chục thanh niên trai tráng hò nhau gắng sức vẫn không lay chuyến nổi tượng Bà. Trong lúc mọi người đang rất thất vọng, có ý định bỏ dở thì một cô gái trong làng bỗng dưng lên đồng cho biết : “Bà chỉ cần 9 cô gái đồng trinh lên khiêng”. Dân làng làm theo lời dạy ấy và qủa đúng thật 9 cô gái đồng trinh khiêng tượng Bà đi xuống một cách nhẹ nhàng. Nhưng khi đi đến chân núi thì tượng Bà trở nên nặng, không thể khiêng nổi thêm một bước nào nữa. Khi đó mọi người đã hiểu rằng, Bà đã chọn nơi đây để an vị nên đã không cố gắng di chuyển đi nữa mà lập miếu thờ cúng chỗ đó.
Lễ, Hội Vía Bà
Ngoài ra còn có một truyền thuyết khác liên quan đến ngôi miếu này, đó là nói về công lao ông Thoại Ngọc Hầu.Vào khoảng đầu thế kỉ XVIII khi ông Thoại Ngọc Hầu đến trấn giữ vùng đất Tây Nam. Ông được triều đình giao trọng trách đào kênh Vĩnh Tế, nối Châu Đốc với Hà Tiên. Đây là công trình vĩ đại nhằm mục đích thoát lũ, xả phèn cho ĐBSCL, rút ngắn con đường giao thương đường thủy vùng phía Tây. Tuy nhiên, khi tiến hành thì liên tục gặp trục trặc, nhiều người chết do tai nạn, bệnh dịch hay bị thú dữ tấn công.
Lăng Thoại Ngọc Hầu
Trước tình hình đó, vợ ông là bà Châu Thị Vĩnh Tế đã nghe lời dân làng đến cúng bái tượng Bà, quả nhiên ngay sau đó việc xây dựng diễn ra rất suông sẻ. Không những thế, bà còn khấn vái cầu cho ông Thoại Ngọc Hầu đánh thắng giặc, bảo vệ yên bình cho nhân dân. Về sau, để tạ ơn, bà cho xây dựng lại ngôi miếu to và khang trang hơn
Ngày trước Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam được xây dựng đơn sơ bằng tre lá, nằm quay về hướng tây bắc, phần lưng thì quay về vách núi, còn chính điện nhìn ra con đường và cánh đồng làng. Vào năm 1870, miếu được người dân xây dựng lại bằng gạch hồ ô dước. Trong 4 năm từ 1972 đến 1976, miếu Bà được hai kiến trúc sư Huỳnh Kim Mãng và Nguyễn Bá Lăng tái thiết lớn tạo nên dáng vẻ như hiện nay.
Chính Điện Miếu Bà
Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật.
Góc chụp ảnh đẹp tại Miếu Bà
>>>> TOUR CẦN THƠ - MIẾU BÀ CHÚA XỨ - RỪNG TRÀM TRÀ SƯ 01 NGÀY
Quần thể kiến trúc miếu có chính điện (nơi thờ tượng Bà), võ ca, phòng khách và phòng Ban quý tế. Bên trong miếu thì lại được thiết kế và trang trí mang đậm nét nghệ thuật Ấn Độ. Các cánh cửa miếu được các nghệ nhân chạm trổ, điêu khắc tinh xảo. Đặc biệt, nhiều liễn đối và hoành phi ở nơi đây cũng được dát vàng son rực rỡ.
Bên Trong Chính Điện
Tượng Bà được người dân đặt ở giữa chính điện, xung quanh đó còn có bàn thờ Hội đồng ở phía trước, Tiền hiền và Hậu hiền thì đặt hai bên. Bàn thờ Cậu đặt ở bên trái, có thờ một Linga bằng đá rất to, cao khoảng 1,2m, còn bàn thờ Cô thì ở bên phải thờ một tượng nữ thần nhỏ bằng gỗ.
Có thể nói Miếu Bà Chú Xứ Núi Sam quanh năm đều thu hút rất đông lượng người đến cúng viếng. Bởi đối với người dân An Giang và các khu vực lân cận thì đây là một chổ dựa tinh thần vô cùng to lớn. Họ đến để thắp hương, cầu nguyện về một năm mới ấm no, hạnh phúc. Hoặc khi công việc làm ăn không thuận lợi, gia đạo bất hòa hay có vấn đề về sức khỏe họ đều tìm đến Bà để cầu xin, và khi mọi việc được như ý nguyện họ cũng sẽ tìm đến Bà để tạ ơn, trả lễ. Tuy nhiên thời gian đông nhất mà theo một số người nói là không có chỗ đứng là vào những ngày vía Bà hay những ngày đầu năm mới.
Du Khách Thập Phương dự lễ hội Vía Bà
Mùa lễ hội vía Bà kéo dài từ tháng 1 đến tháng 4 âm lịch hàng năm,tuy nhiên khoảng thời gian Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ chính thức diễn ra là từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch, trong đó có ngày vía chính là ngày 25.4. Miếu Bà luôn nô nức dòng người từ khắp các vùng miền cả nước, nhiều nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ về đây thăm viếng,tham dự lễ tắm tượng Bà, lễ dâng hương cầu phúc lành… và tham gia các trò chơi như hát bôi, múa võ, ca nhạc ngũ âm, múa lân, đánh cờ…
Nghi Lễ tại Chính Điện
Những nghi lễ thờ cúng trong Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam luôn cần sự trang nghiêm và chuẩn bị cẩn thận. bởi lễ vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được xem là cầu vận cho cả năm được bà phù hộ may mắn sung túc.
Năm 2015, Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ được Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam nằm ở phường Núi Sam, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ngày nay, đường sá và các phương tiện giao thông phát triển rất thuận lợi cho du khách gần xa đến du lịch, hành hương.
Miếu bà nằm cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng 5km về phía Tây Nam. Ở đây dân cư đông đúc, đường sá to rộng rãi, dễ di chuyển các phương tiện lớn, kể cả xe khách 45 chỗ ngồi nên du khách hoàn toàn có nhiều lựa chọn các phương tiện di chuyển đi du lịch Miếu Bà ví dụ như xe khách, xe bus, xe máy, xe riêng gia đình…
Toàn Cảnh Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
>>>> BẢNG GIÁ THUÊ XE Ô TÔ ĐI MIẾU BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM
Nếu đi từ thành phố Hồ Chí Minh, có thể lựa chọn phương tiện là xe máy/xe ô tô hoặc xe khách. Khoảng cách từ thành phố HCM đi đến Châu Đốc chừng 250km, thời gian di chuyển tầm 5-6h. Hiện nay có nhiều nhà xe chạy tuyến Tp.HCm – Châu Đốc như: Phương Trang, Hùng Cường, Huệ Nghĩa, Thiên Thiên Hương… với giá vé giao động từ 150k – 170k/vé. Khi đến thành phố Châu Đốc rồi thì quý khách có thể thuê xe máy, xe ôm hoặc taxi vào Miếu Bà.
Còn đối với các du khách đến từ các tỉnh như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ, Bến Tre… thì di chuyển đến thành phố Long Xuyên, An Giang. Tiếp tục đi theo Quốc lộ 91 đến thành phố Châu Đốc khoảng 50km, đi đến Miếu Bà chúa Xứ theo tân lộ Kiều Lương, đường Vòng Núi Sam.
Thời điểm tháng 4 âm lịch là mùa cao điểm du lịch ở miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây cũng là lúc thường xảy ra nạn lừa gạt hay móc túi du khách nên bạn cần chú ý cẩn thận khi đi vào thời gian này.
Một lưu ý khác là bạn nên mua lễ vật như nhang đèn, hoa quả, heo quay ở nhà để thuận tiện hơn, không nên mua hoặc thuê heo quay tại miếu vì sẽ rất đông và có khi chịu cảnh giá chặt chém.
Hiện nay chính quyền cùng ban quản lý Miếu bà chúa Xứ Núi Sam cũng đang quyết liệt để ngăn chặn, xử lý tình trạng này tránh làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh Miếu Bà trong mắt du khách gần xa.
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam Về Đêm
Ngày nay, mỗi khi về đến Châu Đốc mà hỏi về những truyền thuyết và sự linh ứng của Bà Chúa Xứ thì người dân địa phương kể chẳng biết đến khi nào cho hết. Những truyền thuyết và lời kể đó đến nay chẳng biết có hay không tuy nhiên niềm tin tưởng của du khách gần xa đối với bà là có thật. Miếu Bà Chúa Xứ không chỉ là có ý nghĩa tâm linh to lớn đối với người dân An Giang mà còn là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho nhân dân trong khắp cả nước. Người hành hương đến viếng Bà bằng tất cả sự tôn kính để cầu mong cuộc sống được an yên, ấm no, hạnh phúc.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DU LỊCH ĐẤT CHÍN RỒNG
. Địa chỉ: P1 đường số 7, Khu đô thị mới Hưng Phú, P Hưng Thạnh, Q Cái Răng, Tp Cần Thơ.
. Website: www.datchinrongtravel.com
. Điện thoại liên hệ: 02923 96.96.98 – 0939 595 107 - 0932.937.100.